các trang cược nhà văn - trang cá cược tín nhất Việt Nam (Hợp pháp)

Nhiều chuyên gia đề xuất phương án mới cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong khi cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ thêm trong tiêu cực điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La, Hòa Bình cũng là lúc kỳ thi THPT Quốc gia 2019 cũng chỉ còn 2 tháng nữa là diễn ra. Nhiều chuyên gia đề xuất về phương án thi mới, hiệu quả hơn cho kỳ thi hiện tại đã bộc lộ nhiều bất cập và “lỗ hổng” cho tiêu cực thi cử.

Ám ảnh tiêu cực của kỳ thi 2018

Chỉ còn đúng 2 tháng nữa, kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong khi các thí sinh của năm nay đang tích cực ôn tập cho kỳ thi, nhưng thông tin về kết quả xử lý đối với các vụ án tiêu cực điểm thi tại Hòa Bình, Sơn La lại khiến dư luận hết sức quan tâm bởi tính chất nghiêm trọng của nhiều người gây ra. Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ thêm những người liên quan, ngày càng xuất hiện thêm nhiều đối tượng bị khởi tố liên quan tới hành vi nâng điểm cho các thí sinh.

Đáng chú ý, trong số 222 thí sinh được nâng điểm thi THPT Quốc gia 2018, nhiều thí sinh là con em cán bộ ngành Giáo dục. Đến nay, phần lớn những thí sinh này đã bị loại khỏi danh sách trúng tuyển của các trường đại học, chỉ còn lại khoảng hơn 10 thí sinh đủ điểm trúng tuyển. Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, trước mắt, trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học. Khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.

Chia sẻ bên lề cuộc họp với báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình. Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vị phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch.

Về kỳ thi năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin, những “lỗ hổng” về mặt quy trình, kỹ thuật trong tổ chức thi THPT Quốc gia 2018 hiện đã được ngành Giáo dục khắc phục. Bộ cũng đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo an ninh, an toàn trong tổ chức thi; nâng cấp các phần mềm để phòng ngừa, ngăn chặn và hỗ trợ phát hiện gian lận trong quá trình chấm thi. Bộ GD&ĐT mong muốn các Bộ, ngành, địa phương và người dân cả nước đồng hành, hỗ trợ, giám sát, để việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 thành công tốt đẹp.

Đề xuất phương án thi mới

Trong khi Bộ GD&ĐT đang tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2019, nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục lại cho rằng, việc đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế, cần phải cải tiến để phù hợp với thực tiễn. TS. Phạm Xuân Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, sau 7 lần cải tiến, các kỳ thi THPT ở Việt Nam vẫn chưa thay đổi được những căng thẳng và lo âu cho nhiều tầng lớp trong xã hội và các cơ quan công quyền liên quan với những áp lực lớn, chi phí cao.

Còn theo PGS. TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) đề xuất mô hình công nhận tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ có hai phương án. Trong đó, phương án 1, gồm 2 thành tố: Thành tố 1, các trường THPT sẽ cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT cho học sinh đạt các điều kiện quy định của Bộ GD&ĐT. Thành tố 2, thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT của Sở GD&ĐT. Kỳ thi được tổ chức 2 – 3 lần/năm do Sở GD&ĐT tổ chức. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn Toán, Ngữ văn (Tiếng Việt) và Ngoại ngữ (chương trình lớp 12).

Đối với phương án 2, cũng bao gồm hai thành tố: Thành tố 1, các trường THPT tổ chức thi tại trường cho những học sinh đã học xong chương trình THPT theo các đề thi do Trung tâm Khảo thí của Bộ GD&ĐT thiết kế. Thời điểm thi do trường bố trí phù hợp với khung thời gian của nhà trường. Học sinh đạt điểm theo quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Thành tố thứ 2, thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Kỳ thi được tổ chức 2 – 3 lần/năm do Sở GD&ĐT tổ chức. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn (Tiếng Việt) và Ngoại ngữ (chương trình lớp 12).

“Mô hình công nhận tốt nghiệp THPT mới đề xuất thực hiện ở giai đoạn 2024 – 2025, thi trên giấy tại các Trung tâm Khảo thí chuyên nghiệp đặt tại các tỉnh, thành. Sẽ thí điểm thi trên máy tính với những địa phương/khu vực có điều kiện/tự nguyện thí điểm. Từ giai đoạn 2026 trở đi, thi đại trà trên phạm vi cả nước trên máy tính”, PGS. TS Nguyễn Phương Nga đề xuất.

Nguồn:

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. .