các trang cược nhà văn - trang cá cược tín nhất Việt Nam (Hợp pháp)

Hai phát biểu khác nhau của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khiến các trường lúng túng

Còn khoảng 7 tháng nữa là Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra, song đến nay, các trường THPT vẫn chưa rõ mục tiêu chính của kỳ thi này là xét tốt nghiệp THPT hay xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để tuyển sinh vào trường đại học, cao đẳng. Hiện các trường đang chờ văn bản chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc này để có hướng ôn tập cho học sinh.

Ngày 25/9, trong buổi giải trình tại Ủy ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có nói: “Kỳ thi THPT quốc gia 2019 có mục tiêu là xét tốt nghiệp THPT, kiến thức chủ yếu ở chương trình lớp 12”. Theo TS. Vũ Thế Quân, Hiệu trưởng trường THPT Đông Đô, Hà Nội, thông tin nhanh chóng được các thầy cô giáo tiếp nhận để định hướng cho việc dạy học và ôn tập.

“Cho dù công nghệ và quy chế kỳ thi THPT quốc gia cho chặt chẽ đến đâu cũng khó bịt hết kẽ hở. Vì thế, việc chọn nhân sự tham gia công tác thi, giám sát thi phải cẩn thận. Đặc biệt, cần sớm xét xử vụ việc gian lận thi cử vừa qua ở vài địa phương để răn đe những ai còn tư tưởng gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2019”, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) nhận định.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu của kỳ họp thứ 6, Quốc khóa XIV, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lại phát biểu khác. Cụ thể, ngày 26/10, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: “Kỳ thi THPT quốc gia 2019 thực hiện để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để tuyển sinh vào trường đại học, cao đẳng”. Như vậy, với ý kiến này, kỳ thi trở lại nguyên trạng là kỳ thi 2 trong 1.

TS Vũ Thế Quân cũng cho biết, hai lần phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khiến giáo viên, học sinh rất hoang mang. Nhiều ý kiến giáo viên cho rằng, chỉ còn 7 tháng nữa kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 bắt đầu nhưng hiện tại vẫn không định hình rõ mục đích của kỳ thi là gì, chỉ để xét tốt nghiệp hay có cả hai mục đích. Theo TS Vũ Thế Quân, mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia 2019 phải rõ ràng để giáo viên, học sinh triển khai việc học và ôn tập cho học sinh phù hợp.

Theo quy định hiện hành thì kỳ thi THPT quốc gia có mục tiêu vừa xét tốt nghiệp và là căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ có cấu trúc gồm 40% kiến thức nâng cao và 60% kiến thức cơ bản. Về nội dung câu hỏi, năm 2017 chủ yếu tập trung chương trình lớp 12, năm 2018 bao gồm kiến thức lớp 11 và 12, năm 2019 bao gồm lớp 10, 11 và 12.

“Tôi không hiểu tại sao Bộ GD&ĐT lại đưa ra quy định ngặt nghèo với học sinh như vậy khi kiến thức bao gồm cả 3 khối? Và cũng không hiểu đến năm 2019 có thi kiến thức của cả 3 khối hay không?”, TS Vũ Thế Quân bày tỏ.

TS Vũ Thế Quân cho rằng, với lượng kiến thức như vậy đang là gánh nặng đối với học sinh lớp 12, bởi khi ôn xong chương trình lớp 12, các em sẽ ôn tiếp lớp 11 và lớp 10. Trong khi đó, thi trắc nghiệm lại không có trọng tâm nào cả nên học sinh phải ôn lại toàn bộ chương trình của 3 khối.

Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 dự kiến sẽ có một điều chỉnh về mặt kỹ thuật, như việc chấm thi, đặc biệt bài thị trắc nghiệm sẽ không giao cho các địa phương chủ trì mà giao cho các trường đại học. Phần mềm chấm thi, cách quản lý bài thi, điểm thi cũng có những điều chỉnh để đảm bảm sự chính xác, khách quan cho kết quả thi của thí sinh.

Đối với công tác coi thi, trước đây giao cho các Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các trường ở đại học ở Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, năm 2019 dự kiến trường đại học, cao đẳng ở địa phương sẽ không coi thi ở địa phương đó. Ví dụ, trường đại học ở tỉnh Bắc Ninh sẽ phải chuyển đi coi thi ở tỉnh khác.

Ngày 27/11, tại tọa đàm Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học 2019 tổ chức ở Hà Nội, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đã thông tin, năm 2019 giống như các năm trước, Bộ GD&ĐT chỉ tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT và là căn cứ xét tuyển đại học. Quá trình ra đề, Bộ GD&ĐT luôn hướng đến việc đạt hai mục tiêu này và yêu cầu câu hỏi trong bài không quá đánh đố học sinh.

Để khắc phục tình trạng của hai năm trước, năm nay Bộ GD&ĐT dự kiến cho học sinh làm thử và giáo viên phản biện đề với số lượng lớn hơn, phạm vi rộng hơn, đảm bảo cho đề chính thức đạt mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa đủ phân hóa để các trường căn cứ vào đó xét tuyển đại học“, ông Nghệ nói.

 

Nguồn: //baomoi.com/hai-phat-bieu-khac-nhau-cua-bo-truong-phung-xuan-nha-khien-cac-truong-lung-tung/c/28767561.epi

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. .