các trang cược nhà văn - trang cá cược tín nhất Việt Nam (Hợp pháp)

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phương án thi tốt nghiệp THPT không thay đổi nhiều

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết:

– Do kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học của học sinh nên đề thi vẫn có sự phân hóa phù hợp để phân loại đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Tuy phân hóa mức độ khó có giảm so với các năm trước nhưng vẫn đảm bảo được phân loại học sinh nên các trường đại học, cao đẳng có thể sử dụng kết quả để tuyển đầu vào.

Nội dung thi tinh giản, “học gì thi nấy”

* Nhiều học sinh, phụ huynh đã rất hoang mang với thay đổi thi cử khi năm học không còn nhiều, trong khi điều kiện học tập, ôn tập đang gặp khó khăn? Lãnh đạo bộ có lắng nghe những tâm tư này?

– Phương án tổ chức thi thực chất không có nhiều thay đổi so với năm 2019, những thay đổi đều nhằm giảm nhẹ áp lực cho thí sinh.

Theo phương án này, Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức ra đề thi, xây dựng và cung cấp các phần mềm chấm thi, các thí sinh vẫn dự thi ngay tại địa phương mình. Nội dung thi nằm trong chương trình học sau tinh giản theo tinh thần “học gì thi nấy”.

Các bài thi và điểm thi môn thành phần trong các bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội về cơ bản vẫn như năm 2019. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để làm căn cứ tuyển sinh.

Điểm khác biệt đáng kể là nội dung thi giới hạn theo chương trình đã tinh giản, độ khó của đề thi sẽ giảm, không đánh đố để phù hợp với điều kiện dạy, học trong tình hình dịch bệnh và mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên mặt bằng chung của cả nước.

Nhưng sẽ không còn kỳ thi THPT quốc gia thì giải pháp huy động các trường đại học tham gia để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi sẽ được Bộ GD-ĐT điều chỉnh như thế nào?

– Thay vì Bộ GD-ĐT phải điều động gần 50.000 cán bộ, giảng viên đại học về coi thi, chấm thi, giám sát, thanh tra chấm thi như những năm gần đây thì năm nay bộ chỉ điều một số lượng nhỏ về giám sát, thanh tra thi để phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức kỳ thi và chịu trách nhiệm về sự an toàn, nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi tổ chức tại địa phương mình. Thời gian của kỳ thi năm nay cũng sẽ rút ngắn so với năm 2019.

Giám sát chặt các khâu của kỳ thi 

* Điều khiến thí sinh năm nay lo lắng nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chủ yếu là xét tốt nghiệp sẽ khiến thí sinh gặp khó khăn khi muốn tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bộ có giải pháp gì để đảm bảo thuận lợi cho thí sinh trong bối cảnh thay đổi kỳ thi năm nay?

– Chúng tôi đang lên các phương án cụ thể để giám sát chặt chẽ các khâu của kỳ thi, trong đó đặc biệt là công tác coi thi, chấm thi tại các địa phương, không thể vì dịch bệnh mà lơ là, buông lỏng.

Đặc biệt, năm nay bộ sẽ đối sánh kết quả thi tốt nghiệp với điểm trong học bạ của các em học sinh để qua đó đánh giá được thực chất hơn chất lượng giáo dục phổ thông và tính trung thực trong tổ chức kỳ thi của địa phương.

* Nhiều thí sinh tự do có nguyện vọng xét tuyển đại học đang lo lắng vì chưa biết cách thức để tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng năm nay thế nào, Bộ trưởng có thể cho biết quy định của bộ về việc này?

– Trong bối cảnh dịch bệnh, phải điều chỉnh chương trình, phương thức dạy, học; giới hạn nội dung và độ khó của các bài thi. Theo nguyện vọng của học sinh (thí sinh tự do) và tiếp thu ý kiến của dự luận xã hội, các cơ quan chức năng, Bộ GD-ĐT thống nhất cho thí sinh tự do được tham dự kỳ thi năm nay để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Tôi đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ tổ chức xây dựng đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẽ sớm công bố để giúp giáo viên, học sinh có định hướng trong dạy học, ôn tập, giúp các em yên tâm học tập.

Theo phương án thi đã công bố, hai bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN) và khoa học xã hội (KHXH) chỉ có một đầu điểm chung. Nhưng hôm qua, Bộ GD-ĐT lại mới có điều chỉnh để các bài thi tổ hợp có điểm riêng của từng môn thành phần. Bộ trưởng có thể cho biết lý do có những thay đổi này không?

– Việc sử dụng các bài thi KHTN và KHXH trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là hướng tới mục tiêu đánh giá toàn diện học sinh, khắc phục tình trạng học lệch trong một bộ phận học sinh. Bên cạnh đó, để phù hợp với mục đích của kỳ thi nghiệp THPT, ban đầu Bộ GD-ĐT chủ trương không tách và chấm các môn thành phần trong các bài thi KHTN và KHXH mà chỉ tính một đầu điểm của từng bài thi này.

Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của công tác tuyển sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, học sinh đã học và ôn tập theo các môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Để tạo thuận lợi cho học sinh, không gây tâm lý lo lắng cho các em và phụ huynh, Bộ GD-ĐT quyết định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, bài thi KHTN và KHXH tính một đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần.

Quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Nhân đây, tôi đề nghị các ĐH, trường ĐH, học viện, CĐ cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang, lo lắng cho học sinh.

Theo báo Tuoitre.vn

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. .